Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

HƯỚNG DẪN BÀ BẦU CHUẨN BỊ ĐỒ ĐI SINH NHANH GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bà bầu hẳn luôn trông ngóng đến ngày đi sinh cũng như lo lắng chuẩn bị đồ đi sinh thế nào cho chuẩn. Dù có kinh nghiệm hay chưa mẹ cũng muốn chuẩn bị đồ đi sinh sớm nhất để bất cứ khi nào thấy dấu hiệu chuyển dạ là "lên xe". Dù chỉ là quần áo và đồ dùng cần thiết cho hai mẹ con trong vài ngày còn ở viện, nhưng nếu thiếu bất cứ món gì, dù là nhỏ cũng "gay go" to

Chẳng thế mà rất nhiều bà bầu dù đã chuẩn bị đồ đạc gọn gàng từ rất lâu rồi, mọi thứ đều đã đâu vào đấy rồi nhưng thỉnh thoảng lại... lôi ra kiểm tra vì lo sẽ thiếu món nào đó. Để có thể yên tâm hơn, mẹ hãy tham khảo danh sách những món đồ sau đây để chuẩn bị đồ đi sinh cho thật tốt nhé.


Chuẩn bị đồ đi sinh - Đồ cho mẹ


chuan-bi-do-di-sinh-dambaudep-vn
- Quần áo: Theo kinh ngiệm, mẹ chỉ cần mang theo một bộ đồ mặc hôm xuất viện mà thôi.  Vì trong thời gian ở viện, mẹ sẽ được cấp quần áo của bệnh viện nên không cần mang theo nhiều đâu. Mẹ bầu nên mang theo bộ cotton dài tay (để tránh gió) loại dành cho phụ nữ sau sinh để dễ dàng mặc vào (nhất là với các mẹ sinh mổ, vết thương còn đau nên cử động khó).
- Bỉm quần: 2 chiếc hoặc nhiều hơn - dùng ngay sau sinh vì lúc này sản dịch ra nhiều.
- Băng vệ sinh loại dày và cỡ lớn: 6 chiếc - khi sản dịch ít dần đi, mẹ có thể dùng băng vệ sinh thay cho bỉm quần nhưng nên dùng loại to để tránh bị tràn, nhất là khi nằm nhiều.
- Quần lót giấy: 5 - 10 chiếc.
- Tất chân: 3 - 5 đôi.
- Bông gòn
- 2 chai nước lọc: Uống trong thời gian chuyển dạ (không nên mang nhiều vì nước lọc có thể mua thêm dễ dàng).
- Giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm (rất cần khi làm thủ tục nhập, xuất viện). Mẹ nhớ mang theo cả hồ sơ khám thai trong suốt thai kì nhé.
- Tiền mặt (dùng trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên không cầm quá nhiều tiền vừa bất tiện vừa dễ mất cắp).
- Điện thoại: Để liên lạc với người nhà khi cần.
- Phích nước nóng: Một số mẹ không có sữa ngay nên bé có thể phải dùng sữa công thức. Lúc này nước khoáng đun sôi là không hợp lý mà bắt buộc phải dùng nước lọc đun sôi để pha sữa. Bình nước nóng cũng rất cần đề vệ sinh cơ thể cho cả mẹ và bé mỗi ngày.
- Cốc nhựa (2 chiếc): 1 chiếc có nắp để đựng nước uống và 1 cốc không nắp để chải răng, bàn chải, kem đánh răng (tuýp nhỏ), khăn mặt, khăn lau, có thể chuẩn bị thêm kẹp tóc/dây cột tóc.
- Bát, đũa, thìa dùng khi ăn cháo/cơm.
- Khăn giấy, giấy vệ sinh.
- Chậu: một chiếc chậu rửa mặt và một chậu cỡ vừa để đựng đồ vừa thay ra của bé.
- Túi đựng đồ bẩn: Những chiếc bao tay, bao chân, mũ,... của con và  đồ cá nhân của mẹ sau khi thay ở bệnh viện sẽ không tiện giặt ngay, mẹ có thể phân loại, cho vào túi riêng để mang về nhà.

- Túi đựng rác: 5 - 10 chiếc.


Chuẩn bị đồ đi sinh - Đồ cho con em bé


chuan-bi-do-di-dinh-dambaudep
- Quần áo: Giống như mẹ, bé cũng được bệnh viện cấp quần áo và tã vải hàng ngày nên chỉ cần mang theo một bộ mặc khi ra viện. Quần áo của cả mẹ và bé đều nên chọn vải cotton mềm, dài tay và giặt sạch trước khi dùng.
- Khăn sữa: 10 chiếc để vệ sinh, lau rửa cho con và lau ngực cho mẹ.
Lưu ý: Mẹ mang khăn với các màu khác nhau để tiện phân biệt mục đích. Chẳng hạn khăn lau mặt bé thì viền đỏ, khăn lau ngực thì viền xanh,... tránh dùng lẫn lộn khăn.
- Khăn xô tắm: 1 chiếc
- Khăn bông to để đắp người cho bé: 1 chiếc
- Băng rốn: 5 chiếc
- Bao tay, bao chân: mỗi loại 3 - 5 đôi
- Một hộp sữa công thức nhỏ, loại dùng cho bé sơ sinh: Phòng trường hợp mẹ chưa có sữa ngay. Tất nhiên, mẹ cũng cần mang theo cốc, thìa nhỏ, bình sữa, dụng cụ cọ rửa và nước rửa bình.
- Dụng cụ vệ sinh: Tăm bông, gạc rơ lưỡi, nước muối sinh lý,...
- Tã giấy: Khoảng 10 - 20 chiếc.
Lưu ý khi chuẩn bị đồ đi sinh:

- Khi chuẩn bị đồ đi sinh đồ của mẹ và bé nên được xếp riêng trong giỏ đồ đi sinh, phòng lúc luống cuống, vội vã sẽ lấy được ngay thứ cần tìm mà không phải lục tung tất cả lên.
- Với những mẹ đã được chỉ định sinh mổ từ đầu thì có thể chủ động chuẩn bị đồ đi sinh với số lượng nhiều hơn sao cho đủ dùng trong thời gian nằm viện. Những mẹ còn lại cũng nên chuẩn bị đồ đi sinh "dư" ra một chút, bởi có những tình huống mẹ được bác sĩ chỉ định mổ vì không thể sinh thường được. Tuy nhiên, không nên quá tham lam khi chuẩn bị đồ đi sinh vì giỏ đồ cần nhỏ gọn để tiện mang đi.
- Ngoài những đồ dùng thiết yếu ở trên, mẹ nên mang thêm sữa đặc, sữa tươi để uống.
- Đừng quên chuẩn bị sạc pin điện thoại. Các ông bố có thể cầm thêm máy ảnh nếu muốn để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Cuối cùng, mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái, tự tin để vượt cạn thành công nhé! Những món đồ trên mà nằm yên trong giỏ là mẹ yên tâm rằng sự chuẩn bị đồ đi sinh của mẹ rất tuyệt vời rồi. 
Còn rất nhiều kinh nghiệm mà mẹ bầu cần biết:
- Bà bầu nên ăn hoa quả gì
- Bé sơ sinh
Ngoài ra các mẹ cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Moki: www.dambaudep.vn
 

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Bà bầu nên ăn hoa quả gì để đánh bay khó chịu trong ngày hè

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

CHỈ DẪN KHÔNG THỂ BỎ QUA cho MẸ khi bé sơ sinh bị sốt

Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Lúc này, nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao, đôi khi kèm theo triệu chứng co giật. Tuy nhiên, nếu không có những hiệu biết kịp thời, mẹ sẽ rất dễ luốnh cuống. Chỉ dẫn cho mẹ khi bé sơ sinh bị sốt sẽ giúp cho các mẹ chăm sóc con tốt hơn.

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ em

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bé cao trên 37,5 độ C. Sốt thường kèm theo các biểu hiện như: Chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, da mặt nhợt nhạt, nhức mỏi toàn thân.






Sốt không phải là một loại bệnh mà đó chính là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Nguyên nhân gây sốt:
- Trẻ bị cảm nắng, cảm lạnh.
- Trẻ bị viêm họng, nhiễm trùng đường tiểu…
- Trẻ đang mọc răng.
- Bé sau chích ngừa cũng có thể bị sốt.
Người lớn cần làm gì khi trẻ sốt cao?
Khi trẻ sốt sẽ cảm thấy lạnh run trong khi da bé thì rất nóng. Nếu người lớn không hiểu biết về sốt sẽ làm cho bé sốt nặng thêm.

Hãy giải nhiệt nhanh cho bé bằng các cách dưới đây:



Giữ cho bé luôn thoáng mát
Khi trẻ bị sốt nhiệt độ cơ thể tăng, da nóng hừng hực nhưng luôn miệng kêu “lạnh”. Đừng cố đắp thêm, ấp ủ con mà hãy cởi bớt quần áo. Cho bé ở truồng hoặc mặc đồ mỏng, để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng không quá lộng gió. Đây cũng chính là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Mặc dù trẻ có quấy khóc khi chườm khăn, lau mát nhưng bố mẹ vẫn kiên quyết không mặc thêm áo, đắp chăn cho bé.
Nếu bé nằm ở phòng máy lạnh thì hạ nhiệt độ máy lạnh xuống 26-28 độ C. Không bật nhiệt độ quá thấp làm bé bị sốc nhiệt độ.
Lau mát, chườm mát cho bé



Ngoài việc cởi đồ cho bé thì người lớn cần làm gì khi trẻ sốt cao? Hãy pha nước ấm với nhiệt độ vào khoảng 35-36 độ C (thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ). Nhúng khăn vào nước, vắt cho ráo nước (không vắt khô) và đắp lên trán, 2 nách, 2 bẹn của bé. Một số bà mẹ phương Tây còn dùng khăn đắp lên mắt cá chân của bé để hạ sốt nhanh.
Mỗi 2-3 phút lại nhúng khăn vào nước một lần nữa. Đắp tới khi nào nhiệt độ cơ thể bé xuống mức bình thường, da mát trở lại là được.
Lưu ý: Không thoa dầu gió cho bé. Không dùng nước đá, nước quá lạnh để lau người bé. Có thể cho vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm của bé.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Cần làm gì khi trẻ sốt cao?”. Cần cho trẻ uống nước để bù đắp lượng nước đã mất.
Khi trẻ bị sốt nên chán ăn vì vậy mẹ cần chế biến những món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp thịt, trứng…
Trái cây nên ăn các loại quả giàu vitamin C như: Cam, bưởi, quít… Ăn trái cây mềm như: Bơ, chuối, đu đủ…

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nên hay không

“Cần làm gì khi trẻ bị sốt?”, nhiều người lớn sẽ đáp ngay “Dùng thuốc hạ sốt”. Nên nhớ rằng đã gọi là thuốc thì sẽ có tác dụng phụ nên các mẹ không tùy tiện cho con uống khi trẻ bị sốt. Khi cho con uống nên làm theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ…

Đừng chủ quan với cơn sốt của con. 

Ngoài cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như: Cho bé mặc đồ thoáng mát, chườm nước ấm… thì bố mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.
Hệ miễn dịch trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa có sức đề kháng như những trẻ lớn hơn nên bố mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc. Ngoài cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh ngay thời điểm đó thì đưa bé đến bác sĩ ngay.



Sau khi được bác sĩ thăm khám thì bố mẹ cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
- Sốt trên 40,1 độ C.
- Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
- Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Cổ cứng.
- Có bất kỳ phát ban da nào.
- Trẻ khó thở và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.
- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.
- Nôn mọi thứ.
- Tiêu máu, ói máu.
- Trẻ bị co giật.
- Trẻ trông rất yếu và mệt.
- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác).
- Trẻ đau khi đi tiểu.
- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Hy vọng với những chỉ dẫn trên, các mẹ sẽ đỡ hoang mang hơn khi con bị sốt và giúp con nhanh chóng khỏe mạnh.